Skip to main content

Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921) – Wikipedia tiếng Việt


Chiến tranh Nga-Ba Lan diễn ra giữa nước Nga Xô Viết và Ba Lan từ 1919 đến 1921 trên vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ba Lan, Belarus, Latvia, Litva và Ukraina.





Sau khi được trao trả độc lập, Ba Lan hướng mọi nỗ lực để phục hồi biên giới năm 1772, khi mà Đế chế Ba Lan có lãnh thổ rộng lớn nhất nhờ việc đánh chiếm và đô hộ các vùng đất của người Belarus và Ukraina trong suốt thế kỷ 16. Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ (về sau có cả Đức) trong mục đích tiêu diệt nước Nga Xô viết, Chính quyền Ba Lan сho rằng thời gian lộn xộn do cách mạng ở Nga là cơ hội lý tưởng để đánh chiếm Belarus và Ukraina, từ đó tạo điều kiện để Ba Lan vươn lên thành cường quốc ở châu Âu.

Mặt khác, chính quyền Xô Viết nỗ lực khôi phục lãnh thổ thuộc Đế chế Nga trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vốn đã chịu mất nhiều phần đất do sự hỗn loạn của nội chiến Nga và cuộc tấn công của các nước phương Tây (bao gồm cả quân Ba Lan). Ngoài ra, họ cũng ủng hộ việc thiết lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các nước châu Âu. Sau cách mạng tháng 11 ở Đức (1918), Thỏa thuận hòa bình Brest giữa nước Nga Xô Viết với Đế quốc Đức trở nên vô hiệu. Với sự rút lui của quân Đức, Hồng Quân bắt đầu tiến mạnh về phía Tây nhằm thu hồi các lãnh thổ vùng Belarus và Ucraina (bị Đế quốc Đức chiếm trong thế chiến thứ nhất).

Ngày 17 tháng 12 năm 1918, Hồng quân chiếm Dаugаvpils (Dvinsk) và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Litva và Belarus. Ngày 1 tháng 1 năm 1919, sau khi quân Đức rút khỏi Vilnius, các tổ chức quân sự Ba Lan địa phương nắm quyền kiểm soát thành phố, nhưng ngày 5 tháng 1, Vilnius bị Hồng Quân đánh chiếm. Vùng Memel tách ra khỏi Đức và bị Pháp chiếm. Người Litva gởi 1.500 binh lính để chiếm Klаipeda. Quân Litva đánh 200 người Pháp, trận đánh giành thành phố diễn ra trong 5 ngày, kết quả có 12 người Litva, 2 người Pháp và 1 cảnh sát Đức chết, Nga lập tức đưa quân đến biên giới.

Việc Ba Lan muốn chiếm vùng Belarus và Ucraina để bành trướng lãnh thổ khiến đụng độ giữa quân đội Nga và Ba Lan là điều tất yếu phải xảy ra.

Tháng 3/1919, quân Ba Lan tấn công Nga tại Trận Bereza Kartuska (1919) và vượt sông Neman, chiến tranh nổ ra.



Mặt trận vào tháng 3 năm 1919

Ba Lan tấn công Nga[sửa | sửa mã nguồn]


  • Tháng 3, Trận Bereza Kartuska (1919), quân đội Ba Lan tấn công Nga và vượt sông Neman, bắt đầu xâm chiếm Ucraina và Belarus.

  • 4 tháng 4 — Ba Lan chiếm Kovel.

  • 9 tháng 2 — Ba Lan chiếm Brest.

  • Tháng 7, tại Ba Lan có đội quân 70 ngàn người được thành lập tại Pháp và được tổ chức ở mức đáng kể bởi người Mỹ gốc Ba Lan.

  • 19 — 21 tháng 4 — Quân Ba Lan đánh chiếm Vilnius.

  • 8 tháng 8 — Quân đội Ba Lan chiếm Minsk.

  • 29 tháng 8 — Quân đội Ba Lan chiếm Bobruysk.
Mặt trận vào tháng 12 năm1919

  • Mùa xuân năm 1920 — Anh, Pháp, Hoa Kỳ cung cấp cho Ba Lan 1.494 pháo và súng cối, 2.800 súng tự động, gần 700 máy bay, 10 triệu viên đạn.

  • 25 tháng 4, 1920 — thành lập liên minh với Simon Vasilievich Petlyura, quân Ba Lan cùng với lực lượng vũ trang của Petliura tấn công Nga, chuẩn bị chiếm Ukraina và Litva, trên mặt trận rộng từ sông Pripyat đến sông Dnestr.

  • 7 tháng 5 — binh sĩ Ba Lan và Ukraina của Petlyura chiếm Kiev.

  • Cuộc tấn công của binh lính Ba Lan kèm theo những cuộc thảm sát và xử bắn hàng loạt dân Do Thái: ở thành phố Rovno, những kẻ xâm chiếm bắn chết hơn 3 ngàn thường dân, ở khu Теtievo gần 4 ngàn người Do Thái bị giết, các làng Ivanovtsi, Kucha, Sobachi, Yablunovka, Novaya Greblya, Melnichi, Kirillovka v.v... bị phá hủy hoàn toàn, dân làng cũng bị sát hại.

Quân Nga phản công[sửa | sửa mã nguồn]


Mặt trận vào tháng 6 năm 1920

  • 5 tháng 6 năm 1920 — Quân Nga bắt đầu phản công ở Ukraina (mặt trận Tây-Nam dưới sự chỉ huy của Аleksandr Ilyich Еgorov).

  • 6 tháng 6 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Zhitomir và Berdichev.

  • 12 tháng 6 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Kiev.

  • 4 tháng 7 — bắt đầu cuộc tấn công của binh lính Xô Viết lên mặt trận phía Tây; binh sĩ Xô Viết tái chiếm Rovno.

  • 11 tháng 7 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Minsk.

  • 20 tháng 7 — Binh sĩ Xô Viết tái chiếm Vilnius.

  • 28 tháng 7, hội nghị các đại sứ khối Аntаnta trao cho Ba Lan các vùng phía Đông của Теshen, bao gồm thành phố Теshen. Thượng viện Ba Lan không thỏa mãn với phần này của khu vực nên không chấp nhận.

  • 30 tháng 7, ở Belostok, Ủy ban Cách mạng Lâm thời Ba Lan được thành lập, tuyên bố rằng, Hồng Quân tiến đến biên giới Ba Lan không vì lợi ích của mình, mà để bảo vệ đất nước và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Ba Lan trong cuộc đấu tranh giải phóng của chủ nghĩa xã hội.
Mặt trận vào tháng 8 năm 1920

Ba Lan phản công, đánh chiếm miền Tây Ucraina, tây Belarus và Litva[sửa | sửa mã nguồn]


  • 14 tháng 8 — Ba Lan bắt đầu phản công từ Warszawa. Đó là Trận chiến Warszawa (hay Phép màu trên Wisla) kết thúc 25 tháng 8.

  • 17 tháng 8, ở Minsk bắt đầu các cuộc đàm phán giữa Ba Lan và Nga Xô Viết.

  • 25 tháng 8 — 26 tháng 8 — Một phần của tập đoàn quân 4, lữ đoàn 3 kỵ binh, sư đoàn 2 của tập đoàn quân 15 Xô Viết vượt biên giới Đông Phổ bị quân Đức đánh bại.

  • 31 tháng 8 — vòng vây Lvov được giải tỏa.

  • 31 tháng 8 — trận Kоmаrоvo, trận kỵ binh lớn nhất từ 1813. Tập đoàn quân 1 kỵ binh dưới quyền Budyonny bị thua.

  • 5 tháng 9, theo hòa ước Ba Lan-Litva, Vilnius nhập vào Litva.

  • 7 tháng 9, Ba Lan xóa bỏ hòa ước mới ký 2 ngày trước đó, tái chiếm Vilnius và thành lập ở đó chính phủ trung ương Litva.

  • 15 tháng 10—25 tháng 10 — trận Neman. Quân rút lui của Tukhachevsky thử củng cố vị trí ở Polesie, vùng Grodno, nhưng bị quân Ba Lan dưới quyền Juzef Pilsudsky tấn công từ cánh, phải rút lui. Gần 40.000 quân bị bắt làm tù binh.

  • Nửa đầu tháng 10 — quân Ba Lan tiến đến đường Ternopol—Dubno—Minsk.

  • 9 tháng 10, tướng Ba Lan Zheligovsky chiếm thành phố Vilnius. Litva cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan và công bố tình trạng chiến tranh. Chính phủ Xô Viết chống lại việc Ba Lan chiếm Vilnius.

  • 12 tháng 10 — ký kết hòa ước Riga.

  • 18 tháng 3 năm 1921 — kết thúc Thỏa thuận Riga 1921. Ba Lan chiếm được vùng Tây Belarus và Tây Ukraina, cũng như thủ đô Vilnius của Litva.

  • Trong số 200 ngàn binh sĩ Hồng quân, gần 70 ngàn bị Ba Lan bắt làm tù binh đã chết vì đói khát, bệnh tật, tra tấn, sỉ nhục và hình phạt.

  • 20 tháng 03, diễn ra trưng cầu dân ý về vấn đề Silezy thuộc Đức hay Ba Lan.

  • 20 tháng 10, phần Đông-Nam Thượng Silezy được trаo cho Ba Lan. Việc tái vũ trang của người Ba Lan ở Silezy vào tháng 5 kết thúc. Hạ Silezy ở lại nước Đức.

  • 15 tháng 3 năm 1923 - hội nghị các đại sứ Anh, Pháp, Nhật và Ý thiết lập biên giới Ba Lan-Litva, trao tỉnh Vilen cho Ba Lan.

Biên giới Ba Lan theo kết quả chiến tranh

Kết quả chính của cuộc chiến: khu vực Tây Ukraina và Tây Belarus của nước Nga Xô viết bị Ba Lan chiếm. Đây trở thành nguyên nhân cho sự thù địch giữa hai nước trong suốt 20 năm. Đến năm 1939, lãnh thổ này được Liên Xô thu hồi trong cuộc tấn công Ba Lan, và được tái sáp nhập vào lãnh thổ Ukraina và Belarus cho tới ngày nay.



Tiếng Nga:






Comments

Popular posts from this blog

Dự án bản đồ gen người – Wikipedia tiếng Việt

Dự án Bản đồ gen Người (tiếng Anh: Human Genome Project - HGP) là một dự án nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế. Mục đích chính của dự án là xác định trình tự của các cặp cơ sở ( base pairs ) tạo thành phân tử DNA và xác định khoảng 25.000 gen trong bộ gen của con người. Dự án khởi đầu vào năm 1990 với sự đứng đầu của James D. Watson. Bản phác thảo đầu tiên của bộ gen đã được cho ra đời vào năm 2000 và hoàn thiện vào năm 2003. Một dự án song song cũng được thực hiện bởi một công ty tư nhân tên là Celera Genomics. Tuy nhiên, hầu hết trình tự chuỗi được xác định là tại các trường đại học và các viện nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, và Anh. Việc xác định toàn bộ bộ gen Người là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển thuốc và các khía cạnh chăm sóc sức khỏe khác. Trong khi mục đích chính của dự án là tìm hiểu sự cấu thành về mặt di truyền của loài người, dự án cũng tập trung vào các sinh vật khác như vi khuẩn Escherichia coli, ruồi dấm ( fruit fly ), và chuột trong phòng th

Vòng tròn đồng ruộng – Wikipedia tiếng Việt

Vòng tròn đồng ruộng (tiếng Anh: crop circle ) là một khu vực trồng ngũ cốc hay cây trồng nói chung bị san phẳng một cách có hệ thống thành nhiều mẫu hình học khác nhau. Dù nhiều chuyên gia tự phong quy nguyên nhân cho những hiện tượng thiên nhiên huyền ví hay người ngoài hành tinh, có sự đồng thuận khoa học rằng hầu như tất cả các trường hợp là do con người. Tuy nhiên hầu như không có nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào về hiện tượng này. Chỉ có ba bài báo có bình duyệt được đăng, hai trong số đó là của TS Levengood, ủng hộ giả thuyết phi nhân tạo. [1] Năm 1991, Bower và Chorley tuyên bố là tác giả của nhiều vòng trong khắp nước Anh và một trong những vòng tròn của họ đã được chứng nhận là không thể tạo ra bởi con người bởi một nhà điều tra vòng tròn trước các nhà báo. [2] Hiện tượng vòng tròn đồng ruộng được ghi nhận sớm trong lịch sử, bức tranh khắc gỗ "Mowing-Devil" vào thế kỷ 17, miêu tả một kẻ kỳ lạ đang tạo nên vòng tròn trên cánh đồng ngô. Bower và Chorley [ sửa | sử

Cunoniaceae – Wikipedia tiếng Việt

Cunoniaceae là danh pháp khoa học của một họ thực vật với khoảng 26-27 chi và 280-350 loài cây thân gỗ thuộc quần thực vật Nam Cực, bản địa của Australia, New Caledonia, New Guinea, New Zealand, miền nam Nam Mỹ, quần đảo Mascarene và miền nam châu Phi. Một vài chi có vùng phân bố rời rạc đáng chú ý, được tìm thấy trên nhiều hơn một châu lục, chẳng hạn Cunonia tại Nam Phi và New Caledonia, còn Caldcluvia và Eucryphia có ở cả Australia và Nam Mỹ. Caldcluvia cũng có khu vực sinh sống vượt qua đường xích đạo tới Philippines còn Geissois tới Fiji trong Thái Bình Dương. Họ này bao gồm các loài cây gỗ, cây bụi và dây leo; chủ yếu là thường xanh nhưng có một vài loài là sớm rụng lá. Lá của chúng chủ yếu mọc đối hay mọc vòng, ít khi so le, là lá đơn hay kép lông chim với các lá chét có khía răng cưa, thường với cuống lá dễ thấy. Hoa thường nhỏ, có 4 hay 5 (hiếm khi 3 hay nhiều tới 10) lá đài và cánh hoa. Chỉ nhị thường dài hơn cánh hoa. Quả thường là quả nang cắt vách dạng gỗ chứa nhiều h