Skip to main content

Posts

Showing posts from October, 2018

Lý Thái Tông – Wikipedia tiếng Việt

Lý Thái Tông (chữ Hán: 李太宗; 29 tháng 7, 1000 – 3 tháng 11, 1054), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm (1028 - 1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý. Thái Tông hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua Loạn Tam vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ triều Lý. Đế củng cố quyền lực cho Nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng; bên ngoài Đế đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh. Đối với quần thần, Thái Tông thường tỏ ra nhân từ, không xử tội các Vương làm loạn trong Loạn Tam vương , cho tha tội mà còn phục chức. Đối với kẻ thù như Chiêm Thành còn ra lệnh không tùy tiện sinh sát, lệnh cho binh lính không được làm bậy. Tuy có phần quá tin vào Phật giáo, nhân từ quá độ, song lại có k

Port-de-Piles – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 47°00′12″B 0°36′02″Đ  /  47,0033333333°B 0,600555555556°Đ  / 47.0033333333; 0.600555555556 Port-de-Piles Port-de-Piles Vị trí trong vùng Poitou-Charentes Port-de-Piles Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Nouvelle-Aquitaine Tỉnh Vienne Quận Quận Châtellerault Tổng Tổng Dangé-Saint-Romain Liên xã Cộng đồng các xã Vienne et Creuse Xã (thị) trưởng Joseph Souhard (2008-2014) Thống kê Độ cao 37–49 m (121–161 ft) (bình quân 47 m/154 ft) Diện tích đất 1 5,32 km 2 (2,05 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 86195/ 86220 Port-de-Piles là một xã, tọa lạc ở tỉnh Vienne trong vùng Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Xã này có diện tích 5,32 km², dân số năm 2006 là 511 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 47 m trên mực nước biển. Lịch sử dân số của Port-de-Piles (Nguồn: INSEE [1] ) Năm 1962 1968 1975 1982 1990 1999 2006 Dân số 535 562 608 577 487 513 511 From the year 1962 on: No double counting—residents of multiple communes (e.g. students and military personnel) are counted only once. Port-de-Piles T

Aphanopetalaceae – Wikipedia tiếng Việt

Aphanopetalaceae là danh pháp khoa học của một họ thực vật nhỏ chứa các loài cây bụi bò lan trên mặt đất giống như dây leo, bản địa của Australia. Họ này hiện tại đã biết chỉ chứa 2 loài [1] là Aphanopetalum clematideum , đặc hữu của các vách núi đá vôi tại tây nam Australia và Aphanopetalum resinosum , đặc hữu tại đông nam Queensland và New South Wales [2] . Các loài trong họ này có lá mọc đối, phiến lá có khía răng cưa, lá kèm nhỏ. Cụm hoa mọc ở nách lá, không cánh hoa. Quả chứa 1 hạt. Chi duy nhất của họ này, Aphanopetalum , trước đây được coi là thuộc họ Cunoniaceae của bộ Chua me đất (Oxalidales). ^ Aphanopetalaceae trong Stevens P. F. (2001) ^ Kubitzki, K. (2007), Flowering Plants. Eudicots. The Families and Genera of Vascular Plants , Springer, tr. 523, ISBN 978-3540322146   Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Aphanopetalaceae

Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921) – Wikipedia tiếng Việt

Chiến tranh Nga-Ba Lan diễn ra giữa nước Nga Xô Viết và Ba Lan từ 1919 đến 1921 trên vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ba Lan, Belarus, Latvia, Litva và Ukraina. Sau khi được trao trả độc lập, Ba Lan hướng mọi nỗ lực để phục hồi biên giới năm 1772, khi mà Đế chế Ba Lan có lãnh thổ rộng lớn nhất nhờ việc đánh chiếm và đô hộ các vùng đất của người Belarus và Ukraina trong suốt thế kỷ 16. Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ (về sau có cả Đức) trong mục đích tiêu diệt nước Nga Xô viết, Chính quyền Ba Lan сho rằng thời gian lộn xộn do cách mạng ở Nga là cơ hội lý tưởng để đánh chiếm Belarus và Ukraina, từ đó tạo điều kiện để Ba Lan vươn lên thành cường quốc ở châu Âu. Mặt khác, chính quyền Xô Viết nỗ lực khôi phục lãnh thổ thuộc Đế chế Nga trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vốn đã chịu mất nhiều phần đất do sự hỗn loạn của nội chiến Nga và cuộc tấn công của các nước phương Tây (bao gồm cả quân Ba Lan). Ngoài ra, họ cũng ủng hộ việc thiết lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các nước châu Â

AA-12 & – Wikipedia tiếng Việt

Rất tiếc, Wikipedia tiếng Việt không có bài viết nào với tên này. Nếu bạn đã tạo ra trang này trong vài phút qua mà nó vẫn chưa hiện ra, có thể là vì cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật. Xin hãy làm sạch vùng nhớ đệm , hoặc chờ và xem lại sau trước khi tái tạo trang.

Tiểu Ất – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu Ất (chữ Hán: 小乙, trị vì: 1352 TCN – 1325 TCN [1] , tuy nhiên Hạ Thương Chu đoạn đại công trình lại xác định thời điểm kết thúc thời gian trị vì của ông là khoảng năm 1251 TCN, tức 74 năm muộn hơn), tên thật Tử Liễm (子敛), là vua thứ 21 nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu Ất là con thứ của Tổ Đinh (祖丁) - vua thứ 16 nhà Thương và là em của Dương Giáp (陽甲), Bàn Canh (盘庚) và Tiểu Tân (小辛) - các vua thứ 18, 19 và 20 nhà Thương. Khoảng năm 1353 TCN, Tiểu Tân qua đời, Tiểu Ất lên nối ngôi. Trong năm thứ sáu sau khi lên ngôi, ông ra lệnh cho con trai của ông là Vũ Đinh (武丁) đến sống tại Hà (河) và học tập tại Cam Bàn (甘盘). Khoảng năm 1332 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 28 năm (có tài liệu ghi là 10 năm). Như vậy 4 anh em Dương Giáp lần lượt truyền ngôi cho nhau làm vua trong hơn 80 năm. Vũ Đinh do vậy lên nối ngôi [2] [3] [4] [5] . Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 20 của nhà Thương [4] [5] . Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết , Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịc

Điện ảnh Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt

Điện ảnh Hoa Kỳ là tên gọi ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ. Được ra đời ngay từ cuối thế kỷ 19, điện ảnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành một trong những nền điện ảnh hàng đầu thế giới cả về số lượng phim và chất lượng nghệ thuật. Đôi khi người ta thường gọi điện ảnh Hoa Kỳ đơn giản là Hollywood (gọi theo địa danh Hollywood, nơi tập trung các hãng phim và trường quay lớn nhất của Mỹ), tuy vậy cần chú ý rằng rất nhiều bộ phim của điện ảnh nước này được sản xuất bởi các hãng phim độc lập nằm ngoài Hollywood. Kỹ thuật điện ảnh ra đời [ sửa | sửa mã nguồn ] Đoạn phim Butterfly Dance năm 1895 trên Kinetoscope của Edison Fred Ott's Sneeze, Edison Kinetoscopic Record, 1923 Những hình ảnh "chuyển động đầu tiên", tiền thân của kỹ thuật điện ảnh Mỹ là loạt hình chụp ngựa đang phi nước đại của Eadweard Muybridge thực hiện ở Palo Alto, California, ông này đã dùng một máy ảnh thường chụp liên tục để tạo nên một chuỗi hình ảnh mô tả lại chuyển động của con ngựa. Phương pháp

Tenzin Gyatso – Wikipedia tiếng Việt

Đăng-châu Gia-mục-thố (tiếng Tạng: Tenzin Gyatso , བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935) là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo công trình nghiên cứu cá nhân vừa qua của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahātma Gandhi (1869-1948) và chính vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 này. Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân. [2] Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lại Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Sư được thừa nhận là Đạt-lại Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người ch